Bán hàng trực tuyến coi chừng bị xử phạt vì điều này...

Khi ng nghệ livestream (phát trực tiếp) phát triển mạnh mẽ đã kéo theo lượng lớn người trẻ kiếm tiền bằng cách bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Cũng từ đó, nhiều người đặt câu hỏi, liệu nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của hàng hóa được bán trên các nền tảng này có đảm bảo?

 

Ngày càng nhiều "idol TikTok" bán hàng trực tuyến

Vừa qua, câu chuyện của Hưng Vlog kinh doanh mặt hàng mật ong hoa vải, đặc sản khá nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang trên TikTok, bị nghi vấn là hàng giả, không đảm chất lượng đang được mọi người quan tâm. Theo đó Hưng Vlog thường livestream bán mật ong với giá được cho là khá thấp so với mặt bằng chung của thị trường (215.000 đồng/2 lít mật ong). Thậm chí, khách hàng còn được miễn phí cước vận chuyển.

 

 

‘Idol TikTok’ coi chừng bị xử lý nếu bán hàng kém chất lượng trên mạng - Ảnh 1.

Mật ong được Hưng Vlog rao bán bị nhiều người nghi ngờ về chất lượng

Chụp màn hình

Trước việc giá mật ong rẻ bất ngờ nên nhiều người đặt ra nghi vấn sản phẩm của Hưng Vlog là hàng giả, không đảm bảo chất lượng và cơ quan chức năng cũng vào cuộc xác minh.

Trong thời gian chờ cơ quan chức năng đưa ra kết luận chính thức về chất lượng mật ong của Hưng Vlog thì nhiều người cũng đặt câu hỏi liệu các mặt hàng của những "idol TikTok", KOL/KOC (người nổi tiếng trên mạng) đang sử dụng hình ảnh của mình để bán hàng qua mạng có thật sự chất lượng và nguồn gốc xuất xứ có rõ ràng như lời họ nói hay không. Đồng thời, những hệ lụy khi người trẻ này sử dụng hình ảnh của mình để bán hàng kém chất lượng sẽ ra sao?

Nhìn nhận về vấn đề này, thạc sĩ Lê Anh Tú (giảng viên Khoa Quan hệ ng chúng - Truyền thông, Trường ĐH Văn Lang) cho rằng từ góc độ nghiên cứu bán lẻ đa kênh và hợp kênh, có thể thấy việc ngày càng có nhiều người trẻ tham gia vào hoạt động thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội là chuyện dễ hiểu. 

Nhiều bạn trẻ đang cố trở thành các "idol", KOL/KOC, phát triển các nội dung từ bất chấp đến giật gân, câu khách để được lên xu hướng. Từ đó kéo lượng tương tác cao nhằm mục đích cuối cùng là bán hàng, quảng cáo kiếm tiền từ chính hình ảnh của mình.

Cần kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa trước khi bán ra

Theo thạc sĩ Anh Tú, việc livestream bán hàng trên TikTok và các nền tảng mạng xã hội "lai" thương mại điện tử đã có từ vài năm qua. Ở Trung Quốc, có những "thủ phủ livestream" quy tụ hàng trăm TikToker hoạt động livestream rất sôi nổi nhằm thúc đẩy thương mại điện tử qua hình thức tiếp thị liên kết.

"Do đó tôi nghĩ nếu xã hội đã quen dần với việc này thì cũng sẽ thấy bình thường, vì cũ người mới ta mà thôi. Theo nguyên lý kinh doanh thông thường, việc gì thúc đẩy thương mại thì người làm ăn sẽ làm. Nhìn từ góc độ đó, các bạn trẻ chẳng qua cũng chỉ nghĩ mình đang buôn bán, mở thị trường để kiếm sống như bao nghề khác mà thôi", ông Tú phân tích.

Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm, xuất xứ hàng hóa trên TikTok và mạng xã hội khác đang là một vấn đề mà các cơ quan chức năng và người dân quan tâm, nhằm giảm thiểu việc nhiều nhà bán lẻ (không riêng gì bạn trẻ) phân phối các hàng hoá không qua kiểm định, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cũng theo ông Tú, hiện nay còn nhiều người trẻ chưa thật sự nhận thức hết được những gì mình đang kiếm tiền trên mạng xã hội. Điều rõ ràng dễ thấy đó là nếu các sản phẩm/dịch vụ mà các bạn trẻ bán một khi là hàng giả, không đảm bảo chất lượng, rất dễ làm tiêu tan uy tín, tên tuổi vừa gầy dựng được. Trong thời đại mạng xã hội lên ngôi, việc xây dựng thương hiệu cá nhân tương đối thuận tiện, song nếu không cẩn thận, cố tình bán hàng giả bạn trẻ cũng rất dễ vướng các vụ "bóc phốt", mất uy tín và hình ảnh bản thân. Điều này sẽ là một hệ quả lâu dài tới cuộc sống, sự nghiệp của các bạn về sau.

Ông Tú nghĩ rằng các "idol", KOL/KOC trẻ ngày nay cần cân nhắc thật kỹ, kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa trước khi bán ra. Để tránh các trường hợp khủng hoảng truyền thông. Bạn trẻ nên ủy thác cho người đại diện hoặc ng ty quản lý của mình làm việc với phía đối tác kinh doanh thương mại điện tử. Nên phân biệt cụ thể, không phải cứ rao bán hàng trực tuyến là "thương mại điện tử". Cố gắng nuôi dưỡng hình ảnh, định vị của mình trong mắt ng chúng một cách chăm chút, cẩn thận vẫn luôn là điều người nổi tiếng cần làm để phát triển dài lâu.

Người mua hàng trực tuyến cần tỉnh táo

Theo luật sư Lê Trung Phát (Giám đốc hãng luật Lê Trung Phát) hiện nay ng dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Điều này được quy định tại Điều 33 của Hiến pháp năm 2013.

Tùy vào ý chí chủ quan mà người kinh doanh có thể tổ chức mô hình kinh doanh theo: hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, các loại hình ng ty TNHH và ng ty cổ phần để tổ chức kinh doanh một cách quy chuẩn. Thế nhưng, luật cũng không cấm người dân được kinh doanh với kiểu tự phát bằng việc không tổ chức mô hình kinh doanh theo các loại hình nêu trên.

‘Idol TikTok’ coi chừng bị xử lý nếu bán hàng kém chất lượng trên mạng - Ảnh 2.

Khi mua hàng từ các "idol TikTok" bạn trẻ nên xem xét kỹ càng

Tuy nhiên, dù kinh doanh với bất kỳ loại hình nào, thì người cung cấp sản phẩm, dịch vụ hàng hóa cho người khác phải đảm bảo các tiêu chí, như: cung cấp hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng được về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các quy định khác liên quan đến sản phẩm kinh doanh.

Nếu vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh một sản phẩm cụ thể nào đó, thì tất nhiên người kinh doanh có thể bị xử phạt. Xử phạt vi phạm với tư cách cá nhân hoặc với tư cách pháp nhân. Thông thường thì mức xử phạt vi phạm hành chính đối với pháp nhân sẽ gấp đôi so với cá nhân vi phạm.

"Ví dụ như hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, ng dụng, có thể bị xử phạt theo Điều 9, Nghị định 98/2020 với số tiền bị phạt từ 1 triệu đồng đến 70 triệu đồng… Các hành vi xử phạt vi phạm hành chính này, được áp dụng nếu chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Nếu có đủ căn cứ, thì có thể bị khởi tố vụ án hình sự với các tội danh tương đương theo quy định của Bộ luật hình sự như: tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192, tội lừa dối khách hàng theo Điều 198…", luật sư Phát cho biết.

Luật sư Phát cũng cho rằng để biết được hàng hóa mua có thật, có chất lượng hay không, đầu tiên người mua phải tự trang bị cho mình kiến thức về tiêu dùng, phải tự tìm hiểu loại hàng hóa cần mua trước khi mua trên mạng. Phải biết thông tin liên quan đến ng dụng, cách thức sử dụng, cũng như là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Khi tiến hành mua hàng yêu cầu người bán cung cấp các thông tin, giấy tờ có liên quan, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị lớn.

Người mua hàng khi phát hiện sản phẩm mua trên mạng từ một cá nhân bằng hình thức livestream hoặc tự giới thiệu sản phẩm là hàng giả thì cần phải làm gì để đòi lại quyền lợi của mình? Về vấn đề này luật sư Phát cho rằng đây là câu chuyện khá phức tạp, dù luật pháp đã quy định rất rõ về việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nếu bị xâm hại. Nhưng hiện nay, để thực hiện quyền của mình sẽ khó, bởi giá trị hàng hóa không lớn, mua ở những nơi không đảm bảo uy tín. Sau khi bán hàng xong, họ có thể đóng cửa nơi bán. Việc giải quyết quyền lợi sẽ dễ hơn khi xác định được nơi bán hàng uy tín, ng ty rõ ràng, đơn vị tồn tại lâu năm có thương hiệu.

 

‘Idol TikTok’ coi chừng bị xử lý nếu bán hàng kém chất lượng trên mạng - Ảnh 1.

Mật ong được Hưng Vlog rao bán bị nhiều người nghi ngờ về chất lượng

 

Chụp màn hình

Trước việc giá mật ong rẻ bất ngờ nên nhiều người đặt ra nghi vấn sản phẩm của Hưng Vlog là hàng giả, không đảm bảo chất lượng và cơ quan chức năng cũng vào cuộc xác minh.

Trong thời gian chờ cơ quan chức năng đưa ra kết luận chính thức về chất lượng mật ong của Hưng Vlog thì nhiều người cũng đặt câu hỏi liệu các mặt hàng của những "idol TikTok", KOL/KOC (người nổi tiếng trên mạng) đang sử dụng hình ảnh của mình để bán hàng qua mạng có thật sự chất lượng và nguồn gốc xuất xứ có rõ ràng như lời họ nói hay không. Đồng thời, những hệ lụy khi người trẻ này sử dụng hình ảnh của mình để bán hàng kém chất lượng sẽ ra sao?

Nhìn nhận về vấn đề này, thạc sĩ Lê Anh Tú (giảng viên Khoa Quan hệ ng chúng - Truyền thông, Trường ĐH Văn Lang) cho rằng từ góc độ nghiên cứu bán lẻ đa kênh và hợp kênh, có thể thấy việc ngày càng có nhiều người trẻ tham gia vào hoạt động thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội là chuyện dễ hiểu. 

Nhiều bạn trẻ đang cố trở thành các "idol", KOL/KOC, phát triển các nội dung từ bất chấp đến giật gân, câu khách để được lên xu hướng. Từ đó kéo lượng tương tác cao nhằm mục đích cuối cùng là bán hàng, quảng cáo kiếm tiền từ chính hình ảnh của mình.

Cần kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa trước khi bán ra

Theo thạc sĩ Anh Tú, việc livestream bán hàng trên TikTok và các nền tảng mạng xã hội "lai" thương mại điện tử đã có từ vài năm qua. Ở Trung Quốc, có những "thủ phủ livestream" quy tụ hàng trăm TikToker hoạt động livestream rất sôi nổi nhằm thúc đẩy thương mại điện tử qua hình thức tiếp thị liên kết.