CÁCH TÍNH PHÍ CPM - CPC - CPA - CPS - CPD - CPV LÀ GÌ?

CPM, CPA, CPC, CPS, CPD, CPV Là gì? Những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các chiến dịch quảng cáo từ Facebook, Youtube cho đến quảng cáo shopping, Remarketing. Vậy những thuật ngữ này chính xác đang nói đến vấn đề gì? Có ảnh hưởng ra sao đến hoạt động quảng cáo doanh nghiệp? Chúng ta hay dành thời gian để đi tìm hiểu khái niệm cũng như thông tin chi tiết về những thuật ngữ này.

 

1. TÌM HIỂU CPM

CPM trong từng lĩnh vực cụ thể sẽ có nghĩa khác nhau. Trong giới hạn bài viết này, tôi chỉ giải thích CPM trong quảng cáo là gì.

1.1 CPM là gì ?

CPM là viết tắt Cost Per Mile.

  • • Đây là một cách tính phí quảng cáo Google đang áp dụng với nhà quảng cáo, doanh nghiệp.

  • • Người dùng truy cập Web và thấy banner, chi phí sẽ được tính là 1 lượt hiển thị.

  • • Cụ thể, doanh nghiệp sẽ chi một khoản phí quảng cáo nhất định cho Google với mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị đến người dùng (được tính là 1 CPM).

Đa số Website, trang báo điện tử cũng cho phép doanh nghiệp đặt banner quảng cáo trên web và tính phí theo CPM.

1.2 Cách tính CPM

Thông thường, trang báo sẽ chủ động đưa ra các gói cho doanh nghiệp lựa chọn.

Ví dụ:

  • • Gói 100 nghìn cho mỗi 1.000 lần hiển thị banner trên Web của họ.

  • • Gói này cũng sẽ thay đổi dựa trên vị trí đặt banner (Trang chủ, trang danh mục kinh tế, sức khỏe, đời sống – gia đình…)

Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động tính toán con số nếu quảng cáo trên Google.

Ví dụ: Sau chiến dịch, số tiền chi cho quảng cáo là 1 triệu đồng.

  • • Theo thống kê, có 20 nghìn người truy cập Web thấy banner quảng cáo.

  • • Vậy CPM = 1.000.000/ 20.000 x 1000 = 50.000

  • • Vậy bạn đã tiêu 50 nghìn đồng cho mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo.

1.3 CPM Facebook là gì ?

Tương tự Google, Facebook cũng có hình thức tính phí dựa trên số lượt hiển thị quảng cáo, đơn vị tính là CPM. Theo đó, mỗi người dùng nhìn thấy bài viết “được tài trợ”, sẽ được tính là 1 lượt hiển thị.

Đủ 1000 lần hiển thị, bạn sẽ thanh toán phí quảng cáo.

Bạn cũng có thể tìm hiểu trực tiếp trên trang web của Facebook.

https://www.facebook.com/business/help/753932008002620

1.4 CPM Youtube là gì ?

Mỗi khi xem video trên Youtube, bạn thường gặp quảng cáo ở ngay đầu video hoặc cắt ngang giữa video. Đó là một dạng quảng cáo của Youtube. Cũng với nguyên tắc tính phí trên, Youtube sẽ hiển thị quảng cáo trong luồng phát video và tính phí dựa trên lượt hiển thị.

1.5 Ưu nhược điểm của CPM

A. Ưu điểm

  • • Đây là hướng phù hợp cho doanh nghiệp muốn hiển thị quảng cáo số lượng lớn trên các website nằm trong mạng hiển thị của Google.

  • • Giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu đến người tiêu dùng.

  • • Chi phí thấp hơn nhiều so với hình thức tính phí quảng cáo CPC (sẽ được giới thiệu ngay bên dưới).

B. Nhược điểm

• Doanh nghiệp khó lòng nhắm quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.

• Trong trường hợp quảng cáo được phân phối đến những trang web nội dung có lượng người dùng truy cập thấp, thì cơ hội tiếp cận người dùng của quảng cáo sẽ bị giảm đi một cách đáng kể.

2. TÌM HIỂU CPC

Trong giới hạn bài viết, tôi chỉ giải thích khái niệm CPC trong quảng cáo là gì.

2.1 CPC là gì ?

CPC là viết tắt của Cost Per Click.

Ngoài ra, CPC cũng đồng nghĩa với PPC (Pay Per Click). CPC là phương thức tính phí quảng cáo từ khóa dựa trên mỗi nhấp chuột của người dùng.

Chỉ khi nào quảng cáo nhận được nhấp chuột của người dùng thì bạn mới phải trả phí cho Google.

Giả sử người dùng nhìn thấy quảng cáo 8 hoặc 10 lần, nhưng họ bỏ qua, không nhấp vào quảng cáo, bạn sẽ không mất bất kỳ một khoản phí nào.

Với mỗi lượt nhấp của người dùng vào quảng cáo, chi phí sẽ được tính.

2.2 CPC Facebook là gì ?

Tương tự Google, Facebook cũng hỗ trợ hình thức quảng cáo tính phí dựa trên số lượt click vào quảng cáo. Nếu người dùng nhìn thấy quảng cáo trên Facebook nhưng bỏ qua, bạn sẽ không bị tính phí.

Nếu họ nhấp vào, chi phí sẽ được tính là 1 lượt Click. Sau đó nếu họ Like, Share, Comment bạn cũng không bị tính phí nữa.

2.3 Ưu nhược điểm của CPC là gì ?

A. Ưu điểm

  • • Ưu điểm rõ ràng nhất của CPC đó chính là giúp doanh nghiệp sẽ tối ưu ngân sách quảng cáo.

  • • Nếu quảng cáo hiển thị đến những đối tượng không có nhu cầu sản phẩm, dịch vụ, họ không nhấp vào quảng cáo, bạn sẽ không mất bất kì khoản phí nào cả.

B. Nhược điểm

  • • Chi phí quảng cáo cao hơn CPM.

  • • Nếu đối thủ nhìn thấy quảng cáo và nhấp vào, bạn vẫn bị tính phí, đây là nhược điểm lớn nhất.

2.4 Khi nào nên sử dụng cách tính phí CPC ?

Áp dụng khi doanh nghiệp muốn bán hàng trực tiếp từ bài viết quảng cáo.

3. TÌM HIỂU CPA

Lại một lần nữa, CPA trong quảng cáo cũng là thuật ngữ thường xuyên bị nhầm lẫn với chứng chỉ CPA (Kế Toán Công Chứng). Vì vậy, trong bài viết này tôi chỉ giải thích khái niệm CPA trong quảng cáo là gì.

3.1 CPA là gì ?

Phổ biến nhất, CPA là viết tắt của Cost Per Action (Chi phí cho mỗi lượt hành động).

Nhưng trong nhiều trường hợp, CPA cũng được hiểu là Cost Per Acquisition.

Cost Per Acquisition là gì? Đó là chi phí cho mỗi lượt mua.

Về cơ bản, hai cách hiểu này tương đương nhau, nhưng khác nhau ở mức độ cụ thể của hành động.

CPA là cách tính phí dựa trên những hành động chuyển đổi của người dùng sau khi nhấp vào quảng cáo và đi đến một trang đích nào đó.

Ví dụ

Bạn đang quảng cáo cho một khóa học seo chẳng hạn. Người thấy quảng cáo có thể là những học viên tương lai, họ nhìn thấy mẫu quảng cáo, nhấp vào và được chuyển hướng đến trang đăng kí thông tin.

Sau đó họ tiến hành đăng ký khóa học ngay trên trang đích này. Hành động đăng ký khóa học ở trên là hành vi mang tính chuyển đổi, nằm trong phạm vi quảng cáo và nó mang lại lợi ích quảng cáo cho doanh nghiệp.

Google sẽ tính phí quảng cáo khi hội đủ 3 điều kiện:


 

  • Quảng cáo được hiển thị.

  • Quảng cáo nhận nhấp chuột của người dùng.

  • Khi nhấp vào quảng cáo người dùng thực hiện một hành vi cụ thể.

3.2 Ưu nhược điểm của CPA là gì ?

A. Ưu điểm

Giúp doanh nghiệp tối ưu tối đa chi phí quảng cáo khi chỉ trả phí quảng cáo trong trường hợp người dùng thực hiện hành vi cụ thể mang lại lợi ích.

B. Nhược điểm

Chi phí cho mỗi chuyển đổi này phải nói là khá lớn, hiện cũng không có nhiều doanh nghiệp chọn cách tính phí quảng cáo theo phương thức này.

3.3 Khi nào nên sử dụng CPA ?

CPA chỉ phù hợp nếu bạn có sẵn tệp khách hàng tiềm năng, ngân sách quảng cáo lớn và đặt mục tiêu bán hàng ngay trên mẫu quảng cáo.

Nếu bạn chỉ muốn tổ chức một chương trình dùng thử miễn phí, không nhằm mục tiêu chuyển đổi, CPM là lựa chọn hợp lí hơn. Sử dụng hình thức CPA chỉ làm bạn tốn gấp 3 chi phí nhưng hiệu quả lại không như ý.

4. TÌM HIỂU CPS

4.1 CPS là gì ?

CPS là viết tắt của Cost Per Sale.

Thường được áp dụng trong Affiliate Marketing. Giả sử A tham gia Affiliate Marketing cho công ty B. Mỗi khi người dùng truy cập Web của anh A, bấm vào link Affiliate để mua sản phẩm của công ty B, anh A sẽ được trả tiền hoa hồng trên sản phẩm.

Tiền hoa hồng này chính là CPS mà công ty B phải trả cho anh A để có được đơn hàng.

4.2 Ưu nhược điểm của CPS là gì ?

A. Ưu điểm

  • Trong ví dụ trên, công ty B chỉ tốn phí nếu người dùng thực hiện mua hàng.

  • Cho nên rủi ro trong trường hợp này là cực thấp, lợi nhuận cao.

B. Nhược điểm

  • Để sử dụng hình thức này, doanh nghiệp cần hợp tác với hệ thống Affiliate chất lượng để theo dõi chính xác có phải người dùng mua sản phẩm bằng cách nhấp vào link của anh A hay không.

4.3 Khi nào nên sử dụng CPS ?

  • Hình thức CPS được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

  • Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng, miễn là bạn đăng kí tham gia chương trình Affiliate và chọn nền tảng Web trung gian thực sự chất lượng.

  • Những lựa chọn hàng đầu hiện nay là Lazada, Sendo,…

5. TÌM HIỂU CPV

5.1 CPV là gì ?

CPV là viết tắt của Cost Per View (Chi phí cho mỗi lượt xem).

Thường được áp dụng khi bạn muốn quảng cáo một video trên Youtube hoặc Facebook. Vì Youtube cũng thuộc sở hữu của Google, nên vẫn áp dụng theo luật Google.

Cụ thể, bạn phải trả tiền cho mỗi lượt xem video quảng cáo.

 

  • Trên Youtube, một lượt xem được tính khi người dùng xem video từ 30s (hoặc toàn bộ thời lượng nếu video ngắn hơn 30s), hoặc tương tác với quảng cáo.

  • Với Facebook, một lượt view được tính khi người dùng dừng lại tối thiểu 3s để xem video.

5.2 Ưu nhược điểm của CPV là gì?

A. Ưu điểm

Chi phí quảng cáo thấp.

B. Nhược điểm 

Không phù hợp nếu bạn muốn bán hàng ngay trên mẫu quảng cáo.

5.3 Khi nào nên sử dụng CPV ?

Hình thức tính phí CPV được áp dụng rất phổ biến. Cụ thể, bạn có thể sử dụng video dạy nấu ăn để thu hút những người quan tâm ẩm thực, đưa họ vào tệp khách hàng tiềm năng, sau đó hiển thị quảng cáo bán dụng cụ làm bếp hoặc khóa học nấu ăn cho họ.

6.TÌM HIỂU CPD

CPD là viết tắt của Cost Per Duration.

Tương tự CPM, nhưng thay vì đặt banner quảng cáo trên website, bạn sẽ được đặt một đoạn video hoặc âm thanh trong khoảng thời gian cụ thể. Giá cả sẽ phụ thuộc vào Website bạn đặt và vị trí đặt media. Ưu nhược điểm và cách sử dụng của hình thức tính phí CPD hoàn toàn giống CPM.

KẾT LUẬN

Như vậy, tôi đã giới thiệu tất cả khái niệm CPC, CPM, CPS, CPD, CPV CPA là gì trong bài viết trên. Đây là những thuật ngữ rất quan trọng, được sử dụng phổ biến trong chiến dịch quảng cáo, vì vậy bạn nên ghi nhớ kĩ.

Chúc bạn thành công