Chiến lược SEO: Yếu tố quyết định đưa website của bạn lên TOP Google

90% người dùng có thói quen tìm kiếm thông tin trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Và mỗi năm có tới hơn 2 nghìn tỷ truy vấn được tạo ra trên Google. Từ số liệu trên có thể thấy, một chiến lược SEO bền vững sẽ trở thành một công cụ mạnh mẽ giúp xây dựng thương hiệu, tạo ra nhiều lead chất lượng và tiếp cận đến đông đảo đối tượng tiềm năng. Vậy chiến lược SEO là gì? Để sở hữu một chiến lược SEO bền vững, bạn cần lập kế hoạch như thế nào? Các bước cần chuẩn bị trước khi thực hiện SEO?
 

Chiến lược SEO là gì?

Chiến lược SEO hay chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một quá trình, bao gồm các bước lập kế hoạch, lên ý tưởng và triển khai từng bước để cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm. Hiểu một cách đơn giản, đây là chiến lược giúp mang về lượng traffic tự nhiên không mất phí cho website, giúp trang web xuất hiện trên trang đầu của kết quả tìm kiếm như Google, Bing… 

Người làm SEO sẽ làm các công việc như tối ưu hoá trang web, xây dựng liên kết, nghiên cứu từ khóa, nghiên cứu khách hàng, xây dựng nội dung chất lượng…

 

Chiến lược SEO website có mục tiêu là gì?

Để chiến lược SEO đạt hiệu quả tối đa, bạn cần hướng đến những mục tiêu nào?

  • Tiếp thị nội dung: Không chỉ đơn giản là sản xuất nội dung đều đặn mà phải làm sao cho nội dung đó hữu ích, người dùng muốn đọc và chia sẻ.
  • SEO Onpage và SEO Offpage: Đây là điều tiên quyết mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn tăng thứ hạng cho website.
  • Tiếp thị social media: Sử dụng sức mạnh của mạng xã hội để phân phối nội dung của thương hiệu trên đa nền tảng.

Chiến lược SEO là gì

Làm thế nào để phát triển chiến lược SEO hiệu quả?

SEO (Search Engine Optimization) là một phương pháp marketing trên nền tảng kỹ thuật số nhằm giúp website tăng trưởng, tăng doanh số bán hàng và thu hút lượng truy cập lớn. Tuy nhiên, để thành công trong việc triển khai chiến lược SEO, bạn cần phải có một kế hoạch chi tiết, sau đó, triển khai chúng một cách khoa học và có hiệu quả. 

Hiểu về lĩnh vực thị trường và mục tiêu

Để đạt được chiến dịch SEO thành công, việc hiểu rõ về trang web của mình và đặt ra các mục tiêu cụ thể là rất quan trọng. Theo đó, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Trang web của bạn hoạt động trong lĩnh vực nào? Thương mại điện tử, kinh doanh xuất bản hay cộng đồng chia sẻ…
  • Thị trường có cạnh tranh không? Đối thủ của bạn là ai? Tương lai của lĩnh vực hoạt động này? 
  • Thị trường và đối tượng mục tiêu mà bạn đang muốn nhắm tới?
  • Tình hình kinh doanh hiện tại.
  • Mục đích chính của việc xây dựng trang web này là gì? Tăng doanh thu hay để xây dựng thương hiệu?

Xác định các vấn đề và thách thức

Để thành công trong SEO, bạn cần phải đối mặt với các thách thức và vấn đề trong việc tối ưu hóa website của bạn. Hãy kiểm tra cấu trúc của trang web của bạn, đảm bảo rằng trang web đã được tối ưu, thường xuyên cập nhật nội dung và đảm bảo rằng tốc độ chạy của trang nhanh và dễ truy cập trên mọi thiết bị.

Làm thế nào để phát triển chiến lược SEO hiệu quả?

Sau đó, hãy kiểm tra lại phần ngân sách, tính toán một cách cẩn thận và nhớ đến khoản dự trù rủi ro. Những thách thức mà một trang web có thể gặp phải có thể kể đến như:

  • Xếp hạng từ khoá
  • Link liên kết
  • Ngân sách đầu tư (…)

Tìm cơ hội

Hãy tìm kiếm các cơ hội để tối ưu hóa website của bạn, bao gồm cả các từ khóa mới, cách thức tiếp cận khách hàng và các chiến lược marketing mới nhất. Sử dụng các công cụ tìm kiếm từ khóa để tìm ra những từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất, sau đó, lên kế hoạch xây dựng các bài viết có chứa từ khóa đó.

Đưa ra giải pháp

Để tăng cường hiệu quả SEO, hãy áp dụng các giải pháp tối ưu hóa website như tối ưu hóa từ khóa, tối ưu hóa nội dung và cấu trúc website, xây dựng liên kết và tối ưu hóa trang web cho các thiết bị di động…

áp dụng các giải pháp tối ưu hóa website như tối ưu hóa từ khóa

Đặt mục tiêu cho chiến dịch

Cuối cùng, hãy đặt mục tiêu cho chiến dịch SEO của bạn, như doanh thu bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi, lưu lượng truy cập hay số lượng đăng ký dịch vụ… Mỗi một mục tiêu sẽ có KPIs và chiến lược triển khai khác nhau. Đặc biệt, bạn phải đảm bảo rằng mục tiêu của từng chiến dịch phải tác động tích cực đến mục tiêu dài hạn của toàn doanh nghiệp.

Các bước lập chiến lược SEO bền vững

Thấu hiểu đối tượng khách hàng SEO

Để tạo ra nội dung và tối ưu hóa trang web phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn, bạn cần phải hiểu rõ họ. Hãy tìm hiểu các thông tin như độ tuổi, giới tính, nhu cầu, sở thích và thói quen tìm kiếm của khách hàng. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics, Facebook Audience Insights hoặc các cuộc khảo sát trực tuyến để thu thập thông tin này. Sau đó, bạn có thể sử dụng những từ khóa mà đối tượng khách hàng của bạn sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Hiểu rõ tình trạng hiện tại của website với SEO Audit

SEO Audit giúp xác định những vấn đề về SEO hiện tại của trang web của bạn. Nó giúp bạn biết được những điểm mạnh và yếu của trang web và đưa ra giải pháp phù hợp để cải thiện. Bạn có thể sử dụng các công cụ như: Screaming Frog, Google Search Console, SEMrush để thực hiện SEO Audit.

Các yếu tố cần được kiểm tra trong SEO Audit bao gồm:

  • Tình trạng mã lệnh và thiết kế trang web
  • Tốc độ tải trang web
  • Cấu trúc URL
  • Từ khóa
  • Nội dung
  • Liên kết đến trang web
  • Sức mạnh trang web

Hiểu rõ tình trạng hiện tại của website với SEO Audit

Đề ra mục tiêu & KPI

Mục tiêu và KPI giúp bạn định hướng cho chiến lược SEO của mình và theo dõi tiến độ và hiệu quả của nó. Để đặt ra mục tiêu và KPI phù hợp, bạn cần phải biết rõ nhu cầu của khách hàng và tình hình cạnh tranh trên thị trường. Mục tiêu của bạn có thể là tăng lượng truy cập, tăng tỷ lệ chuyển đổi hoặc tăng doanh thu. KPI của bạn có thể là thứ hạng trang web, tốc độ tải trang web, lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi hoặc doanh thu.

Tìm kiếm cơ hội bằng cách phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ giúp bạn tìm ra những từ khóa và chiến lược SEO mà đối thủ của bạn đang sử dụng: Tìm hiểu về tần suất xuất hiện của từ khóa, độ khó xếp hạng và nguồn lưu lượng của đối thủ. Sau đó, bạn có thể sử dụng những kết quả phân tích để tìm kiếm cơ hội và các bước cần chuẩn bị trước khi thực hiện SEO phù hợp. Hãy để ý đến cả nhóm đối thủ gián tiếp, thay vì chỉ chăm chăm vào đối tượng trực tiếp.

Tìm kiếm cơ hội bằng cách phân tích đối thủ

Liệt kê và đánh giá các giải pháp

Dựa trên các phân tích và tìm kiếm cơ hội, bạn có thể liệt kê các giải pháp SEO phù hợp với trang web của bạn. Các giải pháp này có thể bao gồm cải thiện tốc độ tải trang web, tối ưu hóa từ khóa, nâng cao chất lượng nội dung và xây dựng liên kết. Sau khi liệt kê các giải pháp, bạn cần đánh giá chúng để chọn ra những giải pháp có thể mang lại hiệu quả cao nhất và phù hợp nhất với mục tiêu và KPI của bạn.

Bạn có thể dựa vào bảng sau để đánh giá hiệu quả chiến lược SEO của mình:

Thủ thuật  Thời gian thấy được hiệu quả
Chiến lược X10 Traffic bằng Content và Onpage
Audit content: Cải thiện nội dung có sẵn trên website 1 tháng
Tối ưu SEO Onpage 1 tháng
Chiến lược nội dung theo cụm chủ đề 1 tháng
Tối ưu Internal link 1 tháng
Mở rộng nội dung thuộc chủ đề mới 3 tháng
Tối ưu Feature Snippet – top 0 Google 1 tháng
Chiến lược SEO Offpage
Social Media: Quảng bá nội dung 1 tuần
Triển khai backlink (PR báo, guest post và mua backlink) 2 tháng
Xây dựng hệ thống trang vệ tinh vững mạnh 3 tháng
Backlink tầng 2 3 tháng
Chiến lược tăng trưởng độ uy tín cho website
Xác thực Entity đồng nhất thông tin doanh nghiệp 2 tháng
IFTTT: Công cụ tự động hoá 1 tháng
Schema: Khai báo các thông tin nhằm tăng sức mạnh cho trang web 1 tháng

Lập kế hoạch triển khai chiến lược

Sau khi đã chọn ra các giải pháp phù hợp, bạn cần lập kế hoạch triển khai chiến lược. Kế hoạch này bao gồm các bước cần chuẩn bị trước khi thực hiện SEO hiện thực hiện, thời gian bắt đầu – deadline hoàn thiện và ngân sách cần thiết để thực hiện các giải pháp đã chọn. Ngoài ra, kế hoạch triển khai cũng bao gồm xác định và phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm SEO của bạn.

Thu thập và đánh giá kết quả

Cuối cùng, bạn cần thu thập và đánh giá kết quả của chiến lược SEO của mình để có thể đưa ra những điều chỉnh và cải thiện trong tương lai. Các công cụ như Google Analytics, SEMrush, Ahrefs sẽ giúp bạn theo dõi hiệu quả của chiến lược của mình.

Đánh giá chiến lược SEO theo định kỳ dựa trên kết quả thu được sẽ giúp bạn kịp thời thay đổi các chiến lược, chiến thuật SEO nhằm đạt được kết quả tối ưu. Các chỉ số mà người làm SEO thường quan tâm, cụ thể:

  • Lượt xem trang
  • Tỷ lệ thoát trang
  • Số người dùng mới
  • Lead thu được
  • Thứ hạng keywords tăng trưởng

Tạm kết

Để tạo một chiến lược SEO hiệu quả, bạn phải chuẩn bị để vượt qua một cuộc chạy marathon chứ không chỉ là một cuộc đua chạy nước rút. Để thành công đòi hỏi bạn cần có sự kiên nhẫn, phương pháp đúng đắn, cái nhìn bao quát và một bộ công cụ SEO hữu dụng.