CTR là gì cách tăng chỉ số CTR tốt nhất

Trong lĩnh vực Marketing, CTR là gì ? CTR bao nhiêu là tốt? CTR là viết tắt Click-Through Rate, một chỉ số cho biết tỉ lệ nhấp người dùng vào mẫu quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được hiển thị.

Tỷ lệ nhấp cao là yếu tố tối quan trọng góp phần tạo nên một chiến dịch PPC thành công.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ và vận dụng được chỉ số CTR trong chiến dịch marketing.

Nhưng trước tiên, tôi sẽ giải thích chỉ số CTR bạn vẫn thấy trong Google Adwords hay Facebook là gì.

1. CTR LÀ GÌ ?

Khi một người nhìn thấy quảng cáo trên Google, Facebook hoặc một kênh bất kì, có hai trường hợp xảy ra:

#1: Họ sẽ bỏ qua nếu không có nhu cầu, hoặc cảm thấy quảng cáo spam, không hấp dẫn.

#2: Họ sẽ nhấp vào để tìm hiểu, tham khảo thông tin, thậm chí thực hiện mua hàng.

Trường hợp hai chắc chắn là giả định đáng mơ ước tất cả doanh nghiệp.

Nếu quảng cáo hiển thị 100 lần, nhận được đến 50 lượt Click, nghĩa là tỉ lệ nhấp lên đến 50%, quảng cáo hoàn toàn phù hợp với người dùng.

Ngược lại, nếu bạn chỉ nhận được 1, thậm chí 0, tỉ lệ nhấp lúc này là 1%, chắc chắn chúng ta cần xem xét lại vài thứ.  

CTR, như định nghĩa trên, là chỉ số hoàn toàn phù hợp để đánh giá hiệu suất quảng cáo.

Chính vì vậy, nếu nhìn vào báo cáo Google Adwords hay Facebook Ads, chắc chắn bạn sẽ cột chỉ số CTR.

Về cơ bản, CTR cao nghĩa là nội dung, hình ảnh đã gây được sự chú ý, nhưng cũng có một số trường hợp cần phân tích kĩ hơn, tôi sẽ đề cập ở phần cuối bài viết.

2. CÁCH TÍNH CTR LÀ GÌ? 

#1: Công thức tính CTR trung bình:

CTR (%) = Số lần nhấp/ số lần hiển thị quảng cáo x 100.

#2: Công thức tính CTR  trang

CTR Của Trang = Số lần nhấp/ Số lượt xem trang.

#3: Công thức tính CTR trong yêu cầu quảng cáo

CTR yêu cầu quảng cáo = Số lần nhấp/ yêu cầu quảng cáo.

3. TỶ LỆ NHẤP CTR BAO NHIÊU LÀ TỐT?

Đây chắc chắn đang là vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ phía nhà quảng cáo, doanh nghiệp khi tìm hiểu chỉ số CTR là gì.

Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Không có con số “thần thánh” nào đủ chính xác cho tất cả.

Các tiêu chuẩn sẽ khác nhau tùy thuộc vào:

#1: Nhóm ngành, lĩnh vực, bạn đang kinh doanh.

#2: Tùy vào phân khúc thị trường bạn đang nhắm đến,

#3: Tùy vào các phương thức quảng cáo doanh nghiệp lựa chọn.

#4: Các từ khóa cụ thể, thời điểm, khu vực mà quảng cáo sẽ hiển thị.

Ví dụ, hãy xét đến định dạng quảng cáo Google Adwords:

  • • Với quảng cáo tìm kiếm từ khóa trên Google chẳng hạn, tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo (CTR) ít nhất cũng phải được 4 -5% mới gọi là tốt.

  • • Với quảng cáo GDN, dạng quảng cáo trên mạng hiển thị  Google, tỷ nhấp chuột là 1% đã được xem là tốt.

Bởi khả năng nhắm chính xác đối tượng mục tiêu là thấp hơn quảng cáo tìm kiếm nhiều.

Bên dưới là bảng thống kê tỉ lệ nhấp trung bình ở một số ngành cụ thể.

Tuy nhiên, nguyên tác đơn giản nhất vẫn không thay đổi: Nếu quảng cáo tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng, tỷ lệ nhấp tự nhiên sẽ tăng và ngược lại.

4. TÁC ĐỘNG CHỈ SỐ CTR VÀO CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO

Như đã biết, CTR phần nào phản ánh được mức độ phù hợp quảng cáo với người dùng bạn đang nhắm đến.

Ngoài ra, chỉ số Click Through Rate còn là một trong những yếu tố đánh giá điểm chất lượng quảng cáo trong Google Adwords.

Điểm chất lượng cao sẽ giúp bạn hạ thấp chi phí cho mỗi lượt nhấp và ngược lại, vì vậy, nếu bạn cho rằng nó chỉ là con số đánh giá trên giấy tờ, đã đến lúc nhìn nhận lại.

CTR trực tiếp tác động đến số tiền bạn phải trả cho quảng cáo.

5. KHI NÀO CTR CAO NHƯNG CÓ HẠI CHO DOANH NGHIỆP?

Nếu quảng cáo một từ khóa không phù hợp, doanh nghiệp sẽ không thể tạo ra chuyển đổi doanh số hay tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Tỷ lệ nhấp cao trong trường hợp này rõ ràng không mang lại lợi ích gì cho bạn.

Lý do quá rõ ràng:

#1: Bạn đang trả tiền cho mỗi lượt nhấp.

#2: Nhiều nhấp chuột đồng nghĩa chúng ta đang chi tiêu rất nhiều cho quảng cáo.

#3: Thậm chí, đôi khi nhấp chuột đến từ những từ khóa có giá thầu cực cao, không thể bù lại lợi nhuận ngay cả khi có chuyển đổi.

Vì vậy hãy luôn nhớ rằng:

Không phải lúc nào bạn cũng muốn CTR cao, thay vào đó, bạn sẽ muốn CTR cao ở những từ khóa CÓ LIÊN QUAN và GIÁ HỢP LÝ.

Hãy luôn nghiên cứu từ khóa ngay từ lúc bắt đầu.

Một số từ khóa cực đắt của Google Adwords

CTR là gì ? Một số từ khóa có giá thầu cực cao

6. BÍ QUYẾT CẢI THIỆN CHỈ SỐ CLICK THROUGH RATE TRONG GOOGLE ADWORDS LÀ GÌ

Google Adwords là một trong những nền tảng thực sự xem trọng chỉ số CTR thông qua chỉ số điểm chất lượng, vì vậy tôi sẽ tập trung vào cách tối ưu Click Through Rate trên Google Adwords.

A. Có mục tiêu rõ ràng cho chiến lược quảng cáo 

Trước mỗi chiến dịch, bạn cần xác định mục tiêu cụ thể, xây dựng chiến lược và liên tục điều chỉnh, tối ưu trong quá trình quảng cáo hoạt động.

Bạn có thể tăng CTR bằng việc lựa chọn từ khoá chính có lượt tìm kiếm cao nhất, hoặc chọn cùng lúc nhiều từ khoá mở rộng.

Đặc biệt, hãy thường xuyên theo dõi vị trí hiển thị. Bạn sẽ muốn quảng cáo hiển thị ở Top 3 vị trí đầu tiên.

Nếu điểm chất lượng không đủ, hãy tăng giá thầu. Mức giá đấu thầu cao chắc chắn quảng cáo  sẽ ở top đầu và nhận được nhiều lượt truy cập về website, qua đó tăng được tỷ lệ nhấp CTR trung bình.

B. Tận dụng tiêu đề để tăng CTR

Người dùng chỉ nhấp vào những Website có thể cung cấp được đúng thông tin mình đang tìm kiếm. Dòng tiêu đề sẽ cho họ biết điều đó.

Vì vậy, hãy luôn chèn từ khóa vào tiêu đề, bạn có thể sáng tạo theo nhiều cách, nhưng hãy đảm bảo không bỏ quên từ khóa trong dòng tiêu đề.

Nếu làm vậy,chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người dùng truy cập vào website  hơn, tăng CTR nhanh chóng.

C. Chạy cùng lúc nhiều quảng cáo khác nhau

Với mỗi sản phẩm, dịch vụ, hãy lên danh sách từ khóa cụ thể mà bạn muốn quảng cáo.

Với mỗi từ khóa, hãy tạo nhiều nhóm quảng cáo.

Ở mỗi nhóm quảng cáo, hãy tạo ít nhất 3 – 4 nội dung khác nhau.

Bằng cách này, khi quảng cáo từ khóa A, bạn biết rằng nhóm quảng cáo B, nội dung C sẽ thực sự phù hợp với đối tượng mà bạn đang nhắm đến.

Ngoài ra, việc hiển thị nhiều nội dung sẽ không tạo cảm giác chán, nếu một khách hàng được hiển thị quảng cáo lần thứ 2.

D. Điều chỉnh liên tục trong quá trình quảng cáo

Khi một mẫu quảng cáo vừa được phân phối, bạn không thể khẳng định nó sẽ thành công 100%, chắc chắn là vậy.

Vì vậy, hãy liên tục theo dõi và điều chỉnh. Thay đổi thông điệp cần truyền tải, thay đổi từ khóa, chỉnh sửa nhóm đối tượng, thậm chí cả trang đích nếu không phù hợp.

Click Through Rate phụ thuộc rất lớn vào cách tối ưu trong quá trình quảng cáo hoạt động.

E. Hiển thị địa chỉ doanh nghiệp trong quảng cáo

Khi cài đặt quảng cáo Google Adwords, bạn được phép cài đặt mở rộng để hiển thị địa chỉ doanh nghiệp.

Đây là một tính năng cực kì hữu ích để tăng tỷ lệ nhấp CTR, vì vậy bất kể bạn quảng cáo từ khóa nào, hãy luôn chèn địa chỉ vào bên dưới.

F. Thử nghiệm nhiều định dạng quảng cáo

Đôi khi, quảng cáo không hiệu quả chỉ đơn giản là vì nó được đặt không đúng chỗ.

Google Adwords cung cấp nhiều định dạng khác nhau, nếu quảng cáo từ khóa không hiệu quả, hãy thử quảng cáo Shopping, Google Banner GDN,…

Xác định định dạng nào phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ  sẽ giúp cải thiện chỉ số CTR cho toàn chiến dịch.

7. CÁCH TỐI ƯU  TĂNG CTR HIỆU QUẢ TRONG SEO

Để tối ưu CTR cho từ khóa, bạn phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

  • Liên quan từ nội dung quảng cáo cho đến landing page và nhiều ưu đãi khác.

  • Giá cả phải chăn, từ khóa sẽ không bị ngăn cấm sinh lợi nhuận.

Một CTR tốt là phải nắm được mục tiêu từ khóa. Khuyến khích càng nhiều đối tượng click vào quảng cáo càng tốt. CTR trong SEO tương tự giống như một số liệu tính toán trong quảng cáo PPC, email, thiết kế website On-Page. 

Trong SEO sẽ cho bạn biết có bao nhiêu người tìm thấy kết quả bạn. Cũng như có bao nhiêu người sẽ nhấp vào trang quảng cáo. 13 cách để bạn dễ dàng cải thiện CTR trong SEO chính là:

  • Nghiên cứu từ khóa long-tail keyword: Từ khóa đuôi dài mở rộng, phần quan trọng trong chiến lược SEO.

  • Viết đoạn Meta Description hiệu quả: Sẽ được xuất hiện phần lớn trong kết quả công cụ tìm kiếm, cung cấp thông tin hữu ích cho khách tiềm năng.

  • Thực hiện “dữ liệu có cấu trúc” tạo nên nội dung tương tác, phong phú hơn, hộp thông tin sẽ thường xuất hiện trên tất cả kết quả tìm kiếm.

  • Thêm hình ảnh cho các bài viết: Đưa hình ảnh gốc vào bào, có liên quan đến nội dung, lưu tiên hình đúng.

  • Dùng URL mô tả: URL bạn phải chứa nhiều từ khóa dài, xuất hiện trong bản xem trước liên kết thu hút khách truy cập nhấp chuột vào.

  • Đơn giản hóa dạng tiêu đề: Rõ ràng, kho bị ngắt quãng, ngăn cách nếu bạn dùng tên thương hiệu.

  • Địa phương hóa nội dung, các bài đăng phải có trúc dạng liệt kê phổ biến: như top 10, top 20, top 8,...

  • Kiểm tra tiêu đề trên social media: Có vai trò quan trọng, nơi tuyệt vời để thử nghiệm các tiêu đề.

  • Xác định trang có CTR cao và thấp, đồng thời tối ưu hóa tốc độ load website.

  • GÓC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CLICK THROUGH RATE TỪ A-Z

    Một số câu hỏi liên quan đến tỷ lệ nhấp chuột CTR được chúng tôi giải đáp chi tiết như sau:

    1. CPM là gì

    CPM là chữ viết tắt :” cost per 1000 impression” (giá mỗi 1000 lần hiển thị). Nhà quảng cáo chạy CPM sẽ đặt giá mong muốn cho 1000 lần quảng cáo để phục vụ, chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị và trả tiền mỗi khi quảng cáo xuất hiện.

    Quảng cáo CPM có thể quảng cáo bằng văn bản hoặc hình ảnh để luôn nhắm được mục tiêu theo đúng vị trí.

    2. CPC là gì

    Chi phí trung bình mà bạn phải trả cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo. Trung bình mỗi lượt nhấp sẽ được tính bằng cách chia tổng chi phí lượt nhấp mà bạn nhận được cho tổng số lượt nhấp. CPC trung bình được tính dựa trên chi phí mỗi lượt nhấp thực tế mà bạn phải trả cho một lượt nhấp vào quảng cáo.